Tài chính công là gì? Tài chính doanh nghiệp là gì? Có gì giống và khác nhau giữa tài chính công và tài chính doanh nghiệp? Hãy cùng xem bài viết so sánh tài chính công và tài chính doanh nghiệp để hiểu rõ hơn nhé! Tài chính công Là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, tài chính công thể hiện các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập, sử dụng, quản lý các quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội. Tài chính doanh nghiệpLà thuật ngữ được dùng để mô tả cho những công cụ, công việc quan trọng trong hệ thống tài chính của doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng nguồn vồn đó để đầu tư vào tài sản trong doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp. SO SÁNH TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đặc điểm của tài chính công: Tài chính công gắn liền với quyền sở hữu của nhà nước và quyền lực chính trị của nhà nước. Quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công do nhà nước quyết định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Phạm vi hoạt động: do thực hiện nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, an ninh, văn hóa, quốc phòng, tài chính công có phạm vi hoạt động khá rộng. Tài chính công có 3 chức năng chính: Chức năng phân bổ: chức năng này liên quan đến việc phân bổ các hàng hóa công cộng. Nhà nước sẽ thực hiện các chức năng như duy trì luật pháp, trật tự an ninh, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, việc thực hiện chức năng này yêu cầu có quy mô lớn và phải phân bổ một cách hiệu quả. Chức năng phân phối: chức năng này làm giảm thiểu sự chênh lệch về thu nhập và sự giàu có, làm giảm sự bất bình đẳng trong xã hội thông qua việc phân phối lại thu nhập và của cải. Chức năng ổn định: chức năng này giúp loại bỏ hoặc làm giảm đi những biến động kinh doanh khi nền kinh tế trải qua những thời kỳ bùng nổ và suy thoái. Vai trò của tài chính công: Tài chính công huy động các nguồn lực từ mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, địa vị xã hội để hình thành nên nguồn tài chính cho toàn quốc gia, là công cụ đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc tồn tại và hoạt động có hiệu quả của nhà nước. Phân phối nguồn tài chính đã huy động cho các chủ thể, giám sát, đảm bảo sự hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng của nhà nước và đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài chính, đúng mục đích. Đóng vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế nhà nước, thực hiện thu các khoản thu để tạo lập quỹ tiền tệ chung, đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, trang thiết bị,… tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế mở rộng, phát triển. Tài chính công đóng vai trò định hướng cho hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế như việc hướng dẫn tiêu dùng, đầu tư qua các chính sách về thuế. Tài chính công thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh, định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, nhằm thu hút đầu tư vào các khu vực này. Tài chính công điều tiết thu nhập xã hội bằng công cụ thuế, thực hiện các hoạt động về an sinh xã hội, giúp đỡ các trường hợp khó khăn như trẻ em mồ côi, người khuyết tật,… Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp: Sự vận động của quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh gắn liền với các yếu tố vật tư là lao động, sự vận động này vì lợi nhuận của doanh nghiệp. Phạm vi hoạt động: Tài chính doanh nghiệp gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạng phát sinh như quan hệ nộp – cấp giữa nhà nước và doanh nghiệp, quan hệ thanh toán với các chủ thể khác trong xã hội và với người lao động trong doanh nghiệp. Chức năng của tài chính doanh nghiệp: Chức năng phân phối: nhờ có chức năng này mà doanh nghiệp có khả năng khai ...
Show More
Show Less